Bé trai bị rỉ nước tiểu: Nhận biết tình trạng sức khoẻ của bé
Bé trai bị rỉ nước tiểu là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra do thói quen sinh hoạt chưa khoa học hoặc yếu tố bệnh lý ở trẻ. Tình trạng này không chỉ gây ra những phiền phức khi vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe.
1. Bé trai bị rỉ nước tiểu do uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc các đồ ăn kích thích bàng quang vào buổi tối, trước khi ngủ có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rỉ nước tiểu khó kiểm soát. Tình trạng xuất phát từ chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, không phải bệnh lý nên ba mẹ có thể khắc phục dần dần bằng cách thay đổi thói quen cho bé.
Bé trai bị rỉ nước tiểu có thể do uống nhiều nước trước khi ngủ
2. Do bé tè dầm
Đái dầm ban đêm là tình trạng thường xảy ra ở những trẻ thiếu vasopressin – hoóc môn có tác dụng giảm nước tiểu sản xuất ở thận. Đi tiểu nhiều lần không ý thức, đặc biệt vào ban đêm thường xảy ra ở những bé trai 4 – 5 tuổi. Mặc dù chưa thể xác định các nguyên nhân cụ thể nhưng theo các chuyên gia, đái dầm có thể liên quan tới một số yếu tố như di truyền, tâm lý, chất lượng giấc ngủ, nội tiết tố…
Tình trạng đái dầm có thể tự khỏi khi bé lớn lên. Nếu bé tè dầm lâu ngày không thể tự khắc phục, ba mẹ nên chủ đưa con tới thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, để hướng dẫn con kiểm soát hành vi đi tiểu, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
- Phương pháp tâm lý: Tâm sự, hướng dẫn cho bé, thường được áp dụng cho các trường hợp tè dầm do gặp phải chấn thương tâm lý hoặc thần kinh.
- Phương pháp luyện tập: Ba mẹ có thể tập phản xạ có điều kiện trong việc đi tiểu để tăng dung tích bàng quang, giúp bé chủ động đi tiểu trước khi ngủ.
- Phương pháp dùng thuốc: Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như: thuốc kháng cholin có tác dụng tăng dung tích bàng quang, nội tiết tố chống bài niệu…
Lưu ý: Trong thời gian bé đang học cách kiểm soát thói quen đi tiểu, mẹ nên cho bé sử dụng các loại bỉm đêm, thấm hút tốt để bảo vệ làn da và giữ vệ sinh ga giường. Mẹ có thể tham khảo thêm review bỉm thấm hút tốt trên các diễn đàn, hội nhóm Mẹ và Bé…để chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Mẹ có thể cho bé dùng bỉm đêm để duy trì sự khô ráo cho da
3. Do các bệnh lý
Việc mắc một số bệnh lý dưới đây là nguyên nhân khiến bé trai có hiện tượng tiểu són nhiều lần:
- Táo bón:
Nếu trực tràng bị đầy có thể khiến chất thải ép vào bàng quang, làm cơ quan này “nhầm lẫn”, gửi tín hiệu tới não dẫn tới hành động tiểu són, rò rỉ nước tiểu. Ngoài ra, táo bón cũng sẽ làm giảm dung tích bàng quang, khiến trẻ không thể làm rỗng hoàn toàn cơ quan này, gây ra tình trạng rỉ nước tiểu. Táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ như: quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú, còi cọc, rối loạn tiêu hóa…
Cách khắc phục: Ba mẹ có thể cải thiện tình trạng táo bón bằng cách cải thiện khẩu phần ăn, bổ sung chất xơ, sử dụng thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa…
- Hội chứng bàng quang thần kinh:
Hệ thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng tới chức năng và khả năng kiểm soát bàng quang. Trẻ mắc hội chứng này có thể do yếu tố di truyền hoặc bệnh lý như: chấn thương tủy sống, khối u, viêm nhiễm… Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ứ đọng bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, suy giảm chức năng thận…
Cách khắc phục: Bé trai bị rỉ nước tiểu do hội chứng bàng quang thần kinh sẽ được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, tiểu phẫu, thông tiểu…Tùy theo mức độ biểu hiện mà các bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp. Trong thời gian này, mẹ hãy lựa chọn bỉm thấm hút tốt cho bé trai để da bé luôn khô ráo và dễ dàng vệ sinh.
Bé trai bị rỉ nước tiểu có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tình trạng này kéo dài kèm theo nhiều biểu hiện khác thường, ba mẹ hãy chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, đưa bé đi thăm khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.