Ở côn trùng hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, đây là lớp thuộc ngành động vật không xương sống. Các loài côn trùng thường có bộ xương ngoài bằng kitin, cơ thể của chúng gồm ba phần: đầu, ngực, bụng, mắt kép và một cắp râu. Đây là nhóm động vật đa dạng trên hành tinh của chúng ta. Quân số của chúng vô cùng mạnh với khoảng hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Côn trùng có môi trường sống khá đa dạng. Vậy hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào ở loài sinh vật có quân số đông nhất hành tinh này nhé.
Tìm câu trả lời cho câu hỏi hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào
Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? Mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa và hệ bài tiết: các ống bài tiết có nhiệm vụ lọc chất thải đổ vào phần cuối ruột giữa và đầu ruột sau, để chất bài tiết cùng đổ ra ngoài theo phân
Hệ tuần hoàn của côn trùng có hai chức năng nổi bật là: phân phối chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể và cung cấp oxi cho những tế bào ấy
Ở côn trùng việc cung cấp oxy do hệ thống khí đảm nhận vai trò chính. Cũng chính vì vậy mà hệ tuần hoàn đơn giản đi về hệ thống ống khi có phần phát triển hơn những hệ thống khác
Phân tích rõ về hệ tiêu hóa và hệ bài tiết trong cơ thể của loài côn trùng
Hệ tiêu hóa
Các loài côn trùng có nguồn thức ăn đa dạng khác nhau. Bộ máy tiêu hóa của chúng có hình dạng là một ống dài chạy dọc theo cơ thể, được bắt đầu từ miệng ở phần đầu và kết thúc bằng hậu môn ở đốt bụng cuối cùng
Ống tiêu hóa của côn trùng được chia làm 3 phần là: ruột trước, ruột giữa, ruột sau. Ở giữa mỗi phần đều có các van và sự góp mặt của các cơ vòng khoang để điều hòa sự di chuyển thức ăn từ vùng này sang vùng khác trong ruột của chúng
Ruột trước: có nguồn gốc từ là phôi bên ngoài gồm: miệng, xoang miệng, tuyến nước bọt, tiết men tiêu hoá ở thức ăn. Sau xoang miệng là hầu, thực quả và diều. Diều là nơi chứa thức ăn hoặc nghiền thức ăn
Ruột giữa: ở côn trùng bộ phận này có chức năng tiêu hóa hóa học và hấp thụ thức ăn. Phần đầu ruột giữa thường có manh tràng với mục đích tăng diện tích hấp thụ thức ăn và các tế bào ruột giữa luôn luôn được thay thế nhờ tế bào thành ruột. Mô bì của phần đầu ruột giữa giúp tiết màng bao bọc thức ăn để bảo vệ thành ruột tuy nhiên vẫn cho phép men tiêu hóa và sản phẩm tiêu hóa đi qua. Ở côn trùng, hầu như toàn bộ sự tiêu hóa đều được tiến hành ở ruột giữa, biểu mô ruột giữa tiết ra hầu hết các enzyme tiêu hóa cần thiết cho sự tiêu hóa. Sau khi thức ăn đã được tiêu hóa và đa số được hấp thụ, chất thải được đưa vào ruột sau để giúp thải ra ngoài. Nước là loại thức ăn có thể được hấp thụ tại ruột giữa và ở ruột sau
Ruột sau: đối với côn trùng thì ruột sau có vị trí giữa ruột giữa với ruột trước, ruột sau có vách ngăn cách. Nhiệm vụ của ruột sau khá quan trọng. Thứ nhất, đó là nơi chứa chất thải . Thứ hai, tái hấp thụ nước và muối khoáng còn lại trong chất cặn bã.
Do vậy, hệ men tiêu hóa rất đặc trưng cho các nhóm côn trùng. Côn trùng thuộc loài ăn thịt hay hút máu thì hệ men phân giải protein chiếm ưu thế, côn trùng ăn thực vật thì hệ men tiêu hóa hóa thường chiếm ưu thế hơn, một số côn trùng ăn gỗ thì có trùng roi sống cộng sinh để tiết men tiêu hóa.
Hệ bài tiết
Đối với côn trùng, các ống tiểu cầu thận hoạt động như hậu môn để thải các chất nitơ ra bên ngoài môi trường. Cơ quan này sẽ thải trực tiếp chất thải vào ống tiêu hóa và kết nối với những phần như hậu và ruột già. Các ống sẽ có sự thay đổi về số lượng, chỉ từ hai ở một số loài côn trùng đến hơn 100 ống ở những loài khác. Ở đây chúng ta có thể nhận ra sự đa dạng về các ống thuộc hệ bài tiết của loài côn trùng. Điểm này giống như những chiếc xúc tu của bạch tuộc vậy, các ống tiểu cầu thận trải dài khắp cơ thể chúng
Các chất thải xuất phát từ máu sẽ khuếch tán vào các ống tiểu cầu thận, sau đó chuyển sang dạng axit uric. Chất thải ở dạng bán rắn được đưa đến hậu môn và trở thành phân
Hậu môn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất kỳ loài nào và côn trùng cũng không ngoại lệ. Trực tràng côn trùng giữ lại 90% nước có trong phân và hút lại vào cơ thể. Chức năng này giúp côn trùng sống sót và vẫn phát triển mạnh ngay cả những nơi có khí hậu khắc nghiệt, khô cằn nhất
Nhận xét về mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa và hệ bài tiết ở côn trùng
Như vậy, bài viết hôm nay chúng ta đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào? Thông qua bài viết chúng ta có thể thấy hệ bài tiết và hệ tiêu hóa có sự gắn bó nhau, nó bổ sung, hỗ trợ cho côn trùng trong suốt quá trình sống. Ngoài ra không chỉ có hai hệ này mà cả những hệ khác như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, cơ quan sinh sản cũng có đóng góp ý nghĩa quan trọng đối với côn trùng nói riêng và các loài sinh vật khác nói chung.