Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển chính là nhờ vào một phần các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện về sự phát triển của các doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế nước ngoài.
Khái niệm FDI
FDI được viết tắt của cụm Foreign Direct Investment, dịch ra là các khoản đầu tư của một cá nhân hay một công ty, tập thể nào đó thực hiện ở một quốc gia khác. Đây là hình thức đầu tư lâu dài biển hiện ở việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà máy, xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh,… Các cá nhân hay công ty đầu tư ấy sẽ nắm quyền quản lý hoạt động và có những lợi ích trong kinh doanh.
Tình hình FDI của Việt Nam hiện nay
Bằng việc tích cực thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà những năm qua Việt Nam luôn có xu hướng tăng và an toàn về FDI. Với những dự án mở cửa, hội nhập toàn cây và đổi mới các chính sách kinh doanh mà Việt Nam đang trở thành thị trường được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và chú ý.
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều đối tác đầu tư với hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, tập chung chủ yếu vẫn là từ các nguồn đầu tư từ các nước trọng điểm như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,…
Về lĩnh vực đầu tư, vốn FDI ngày càng được chú trọng vào các các ngành không phổ biến, ít chủ lực như: công nghiệp chế biến, chế tạo,…Trong những năm gần đây, các nhà đầu tư đang có xu hướng phát triển một số ngành dịch vụ như kinh doanh bất động sản, bán buôn và bán lẻ, mạnh nhất là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt,…
Thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm
Theo Tổng cục Thống kê cho thấy các nhà đầu tư đã đầu tư đã đầu tư chủ yếu vào 19 ngành.
- Tháng 8/ 2018: Đứng đầu trong bảng thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm là ngành công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốn 19,05 tỷ USD, chiếm hơn một nửa với 57% tổng số vốn đăng ký. Đứng ở vị trí thứ hai, là ngành kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 5,68 tỷ USD, chiếm 17%.
- Năm 2019: Chịu ảnh hưởng của dịch COVID – 19 nên đã hạn chế sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Tháng 11/2020: Có sự vực dậy sau đại dịch COVID – 19, tổng số vốn đăng ký cấp mới đã đạt đến 26,43 tỷ USD. Nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư nước ngoài đạt 17,2 tỷ USD và bằng với 97,6% so với cùng thời kỳ vào năm 2019.
Báo cáo có cho thấy có đến 2313 dự án được cấp giấy chứng nhận cho phép đầu tư, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 13,6 tỷ USD tổng số vốn đầu tư.
Về điều chỉnh vốn đầu tư, có 1051 dự án đăng ký điều chỉnh, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về tổng vốn đăng ký có tăng thêm và đạt 6,3 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về góp vốn mua cổ phần có đến 5812 lượt mua cổ phần đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Có sự giảm sút và giảm 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị góp vốn giảm 41,8% vì chỉ đạt 6,5 tỷ USD.
Thông qua thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm chúng ta có thể nhận thấy rằng nền kinh tế bị ảnh hưởng không nhỏ bới đại dịch COVID – 19. Chính vì thế có sự thay đổi giữa các ngành với các lĩnh vực khác nhau để thích ứng với tình hình. Các số liệu về sản xuất dầu thô, kim ngạch cũng có sự thay đổi nhất định.
Có thể nói rằng, việc thống kê FDI vào Việt Nam qua các năm, chúng ta có thể theo dõi những biến động về các vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau. FDI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta. Nhờ FDI mà làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nó giống như là động lực để các doanh nghiệp cải tiến, đổi mới chất lượng dịch vụ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Và nó cũng là thách thức để các doanh nghiệp có thể vươn lên.