Danh thắng Hà Nội phồn hoa không chỉ là những địa điểm hiện đại bậc nhất đất nước mà giữa đất thủ đô hoa lệ, sầm uất vẫn còn vô vàn những danh lam thắng cảnh mang theo những câu chuyện của lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng nhau khám phá một vài địa danh tiêu biểu nhé!.
Hồ Tây – Danh thắng Hà Nội
Hồ Tây trước đây được gọi với nhiều tên khác nhau như hồ Kim Ngưu, Đoài Hồ, Dâm Đàm, đầm Xác Cáo hay Lãng Bạc. Hồ Tây là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thủ đô Hà Nội, mỗi tên gọi lại gắn với sự tích thú vị. Mặt hồ rộng lớn, mênh mông bốn hướng đều là nước, Hồ Tây ấn tượng với du khách bởi không gian thoáng đãng và dễ chịu.
Một điểm nổi bật của Hồ Tây đó là mỗi mùa hè đến những cây bằng lăng nở tím đậm một góc trời. Đến khi đông về, Hồ Tây trở nên nhẹ nhàng và có nét đượm buồn của hàng liễu xanh rủ hai bên bờ. Có lẽ nơi đây là lựa chọn của rất nhiều người đến tâm sự, chia sẻ buồn vui hay hẹn hò lãng mạn.
Hồ Tây có lẽ là một trong những góc Hà Nội nên thơ và trữ tình nhất trong bức tranh thủ đô đa sắc màu. Thế giới nơi đây thật phóng khoáng, trong trẻo nhưng cũng không mất đi sự thơ mộng, nhẹ nhàng. Bởi thế, Hồ Tây từ xưa đến nay luôn xuất hiện trong thơ ca, làm nguồn cảm hứng vô tận cho giới nghệ sĩ, nhà văn sáng tác ra nhiều bài hát, bài thơ hay đến chạm đến tâm hồn của rất nhiều khán giả.
Nhà thờ lớn Hà Nội- danh thắng cổ kính của Hà Nội
Nhà thờ lớn đã xưa đến nay đã trở thành cảnh đẹp đặc trưng của Hà Nội mang đậm kiến trúc của nước Pháp. Với những ai tôn thờ và theo đạo Thiên Chúa giáo thì nơi đây chính là lễ đường cổ kính và tuyệt đẹp để tĩnh tâm nguyện cầu. Địa chỉ nhà thờ tại số 40 phố Nhà Chung, Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho những ai muốn khám phá nét cổ kính của nhà thờ này.
Nhìn chung, Nhà thờ lớn Hà Nội có nhiều điểm chung giống như nhà thờ Đức Bà Paris mang phong cách Gothic từ nước Pháp. Nhà thờ dùng vật liệu chính là gạch đất nung và giấy bổi. Nhà thờ rộng 21 mét, dài khoảng 65 mét và gồm hai tháp chuông cao 32 mét. Du khách đến nơi đây sẽ cảm thấy nét uy nghi, lộng lẫy của thành đường Hà Nội này.
Nhìn từ bên ngoài vào, Nhà thờ lớn Hà Nội mang vẻ xưa cũ bởi lớp đá vôi cũ dần chuyển màu xám, ngói phủ rêu phong nhưng đặt chân vào bên trong thì khung cảnh nguy nga, tráng lệ dần hiện ra, không bị biến đổi dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm. Nơi đây cũng là điểm tụ họp quen thuộc của khách du lịch tứ phương và giới trẻ thưởng thức ly trà chanh, tán gẫu nói chuyện phiếm cùng bạn bè.
Nhà hát lớn Hà Nội- danh thắng Hà Nội
Nếu có dịp tham quan Nhà hát lớn Hà Nội, bạn sẽ cảm nhận rõ nét đẹp của Hà Nội những nét đẹp đi theo chiều dài lịch sử, cổ kính kết hợp với hiện đại. Với chiều dài của Nhà hát là 87 mét, chiều rộng 30 mét và đỉnh mái cao 34 mét trên tổng diện tích 2600 mét vuông. Du khách sẽ được tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử nơi đây, tham quan khu trưng bày những hiện vật gắn bó với Nhà hát. Không gian Nhà hát lớn Hà Nội vô cùng sang trọng và cổ điển. Nhiều người ví Nhà hát lớn Hà Nội như thánh đường nghệ thuật.
Lối vào đại sảnh là cầu thang hình chữ T được làm từ đá dẫn lối lên tầng hai, đá cẩm thạch là loại đá được lựa chọn để lát nền cho công trình này.. Mọi thứ trở nên tráng lệ và sang trọng hơn là nhờ vào đèn chùm nhỏ mạ đồng treo trên tường kết hợp với những chùm đèn pha lê mạ vàng tinh xảo ở phía trên cao. Phòng khánh tiết là nơi diễn ra các nghi lễ ký kết, nghi lễ quan trọng đón tiếp nhân vật cao cấp.
Nhà hát vẫn còn giữ lại dấu tích vết đạn năm 1946 trong trận Hà Nội, gìn giữ nguyên vẹn vật chứng lịch sử hào hùng về thời gian chiến đấu anh dũng của dân tộc để du khách có kí ức đẹp về Hà Nội. Nhà hát lớn Hà Nội được thiết kế và khởi công vào năm 1901 và hoàn thành năm 1911 bởi nhà thiết kế người Pháp, bởi vậy mà nơi đây mang phong cách thiết kế tân cổ điển của nước Pháp và bản sao của Nhà hát Opera Garnier. Trong thời đại 4.0, nhưng Nhà hát lớn vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và duy trì lịch sử, văn hóa và kiến trúc của thủ đô Hà Nội.
Thành Cổ Loa thắng cảnh lịch sử của Hà Nội
Từ cổ chí kim, thắng cảnh Hà Nội- di tích Thành Cổ Loa luôn gắn liền với những nhân vật lịch sử trong truyền thuyết như thần Kim Quy cùng chiếc nỏ thần, vua An Dương Vương dựng thành, sự tích Mỵ Châu- Trọng Thủy,… Từ góc địa lý mà nói, Thành Cổ Loa giữ vai trò quan trọng, là nơi giao nhau của hai dòng sông huyết mạch, đỉnh tam giác của đồng bằng sông Hồng và thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội
Thành Cổ Loa có cấu trúc đặc trưng riêng biết nhất, đó là được thiết kế và xây dựng theo kiểu vòng xoắn ốc. Tương truyền dân gian kể lại rằng, thành cổ có đến 9 vòng xoắn trôn ốc nhưng trải qua nghìn năm lịch sử và chứng kiến biết bao cuộc kháng chiến thì hiện nay thành chỉ còn lại 3 vòng. Nội thành có chu vi 1600 mét, ngoại thành chu vi 15 km bao gồm các kiến trúc chờ du khách khám phá như tượng Cao Lỗ, giếng Ngọc,…
Ngày 6 tháng Giêng nơi đây sẽ tổ chức lễ hội đầu năm mới và đây cũng là thời điểm hợp lí nhất tham quan Thành Cổ Loa. Du khách không chỉ được hưởng trọn vẹn không khí lễ hội tươi vui, không gian đầy sắc màu từ lá cờ mà còn được đến tham quan các địa điểm lịch sử như: đền thờ An Dương Vương, ngự triều di quy, Am Bà Chúa, đền thờ Cao Lỗ,…
Chùa Trấn Quốc danh thắng thiêng liêng ở Hà Nội
Đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời lên đến 1500 năm. Ngôi chùa tọa lạc trên hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, chùa Trấn Quốc kết hợp hài hòa giữa nét thơ mộng của vườn cây xanh với sự uy nghiêm cổ kính và non nước rộng lớn đầy tự tình.
Chùa Trấn Quốc ẩn mình bên đường Thanh Niên yên tĩnh, về tổng thể gồm nhiều lớp nhà và ba ngôi: thượng điện, nhà thiêu công, tiền đường nối tiếp với nhau tạo thành chữ Công. Trước kia, chùa là trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý, vua chúa lựa chọn nơi đây làm nơi ngự giá và vãn cảnh vào những ngày lễ, Tết. Ngày nay, chùa Trấn Quốc là điểm dừng chân quen thuộc cho những ai muốn tìm cho mình không gian an yên, trầm mặc, buông bỏ được mệt mỏi hay sân si trong cuộc sống thường nhật.
Còn vô vàn những danh thắng Hà Nội mà có lẽ không phải ai cũng thông hiểu đến tường tận. Hãy cùng nhau khám phá để cảm nhận được cái đẹp, nét riêng biệt của những công trình đi theo chiều dài lịch sử của đất nước và cùng nhau gìn giữ những công trình vĩ đại này.