Bạn đã thực sự hiểu kinh doanh hộ gia đình là gì? Kinh doanh hộ gia đình tuy xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên theo thời gian, đã có những đặc điểm và những điều luật mới được ra đời. Hay theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về kinh doanh hộ gia đình nhé!
Kinh doanh hộ gia đình là gì?

Khi được hỏi “kinh doanh hộ gia đình là gì”, bạn có thể hiểu đây là một mô hình kinh doanh do duy nhất một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình đứng lên làm chủ. Người kinh doanh phải là công dân hợp pháp của Việt Nam.
Khi kinh doanh hộ gia đình, bạn chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một số địa bàn nhất định, và chỉ được sử dụng tối đa mười người lao động. Hộ kinh doanh gia đình sẽ không có con dấu và sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.
Một số đặc điểm của kinh doanh hộ gia đình
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm kinh doanh hộ gia đình là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài đặc điểm nổi bật của loại hình kinh doanh hộ gia đình.
-
Cá nhân hoặc hộ gia đình chính là chủ sở hữu
Kinh doanh hộ gia đình là một loại hình kinh doanh nhỏ lẻ thuộc sở hữu của tư nhân. Với người làm chủ là một cá nhân hoặc một hộ gia đình. Cá nhân hoặc các thành viên của gia đình phải là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, đủ năng lực và đảm bảo yêu cầu về hành vi dân sự.
Những cá nhân được cấp quyền làm chủ sẽ có toàn quyền quyết định và quản lý đối với các hoạt động kinh doanh của mình.
- Sẽ không được cấp tư cách pháp nhân khi kinh doanh hộ gia đình
Hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân và không có con dấu cho riêng mình. Ngoài ra, không được mở những chi nhánh, văn phòng đại diện cũng như không có thẩm quyền giống như các doanh nghiệp đang hoạt động.
-
Quy mô kinh doanh nhỏ

Số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng tối đa là 10 người. Đồng thời với số lượng người như vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và phân công công việc dễ dàng và hiệu quả hơn. Lao động thường là chính những người thân trong gia đình.
-
Công nghệ kinh doanh đơn giản
Với số lượng lao động chưa đến 10 người thì hộ gia đình kinh doanh những mặt hàng không yêu cầu quá cao các trang thiết bị, máy móc.
Hộ gia đình có thể mở các hoạt động kinh doanh như: cửa hàng bách hóa, cửa hàng ăn, hiệu sách, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng bán quần áo, cửa hàng bán điện thoại nhỏ lẻ hoặc sửa chữa điện thoại…
Đối với những hộ gia đình làm nông – lâm – ngư nghiệp, bán hàng rong, ăn vặt, những hoạt động dịch vụ mang tính thu nhập thấp thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Ngoại trừ trường hợp đó là các hoạt động kinh doanh ngành, nghề truyền thống có điều kiện cơ sở vật chất.
Ưu nhược điểm của loại hình kinh doanh hộ gia đình
Sau đây hãy cùng xem ưu và nhược điểm của loại hình kinh doanh này để hiểu sâu hơn “kinh doanh hộ gia đình là gì” nhé.
Những ưu điểm của kinh doanh hộ gia đình
- Quy mô hẹp, phù hợp với cá nhân, gia đình kinh doanh nhỏ lẻ.
- Việc thành lập và xây dựng việc kinh doanh khá đơn giản.
- Các thủ tục đăng ký, giấy tờ, kê khai vô cùng đơn giản.
- Một số hoạt động kinh doanh không phải kê khai thuế hàng tháng.
Những nhược điểm của kinh doanh hộ gia đình
- Bị giới hạn chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Không được phép mở thêm chi nhánh hay văn phòng đại diện tại địa điểm khác.
- Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ đối với mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Không được khai và tính thuế GTGT theo phương phương pháp khấu trừ như các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy mà không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn GTGT.
- Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ ít tạo được lòng tin và ấn tượng cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.
- Chỉ được sử dụng không quá 10 nhân công.
Nơi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Để đăng ký kinh doanh hộ gia đình, các bạn cần phải đến đến ủy ban nhân dân Quận/ Huyện. Tại nơi mà hộ kinh doanh gia đình của bạn đặt địa chỉ trụ sở chính và để tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh. Vì đây là nơi có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề pháp lý có liên quan đến công dân ở khu vực đó.

Trước khi đi đăng ký kinh doanh, bạn cần phải chuẩn bị đầy một bộ hồ sơ bao gồm tất cả những giấy tờ có liên quan đến hoạt động kinh doanh hộ gia đình, cụ thể là:
- Đơn xin sẽ phải ghi rõ họ và tên chủ hộ kinh doanh, địa chỉ đặt cơ sở kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh chính.
- Số vốn cụ thể của bạn khi đăng ký kinh doanh.
- Chứng minh thư bản sao có đầy đủ công chứng.
Đối với những ngành nghề cụ thể bạn sẽ phải trình bày đầy đủ chứng chỉ hành nghề để được xem xét trước khi xét duyệt.
Thông thường, thời gian xét duyệt hồ sơ sẽ kéo dài trong khoảng từ 05 ngày cho đến 1 tuần, vậy nên nếu như không có phản hồi thì bạn nên đến ủy ban nhân dân quận/huyện để nêu ý kiến.
Bài viết trên vừa giải đáp những thắc mắc cho bạn về kinh doanh hộ gia đình là gì. Đồng thời cũng cung cấp cho bạn những thông tin cực kì cần thiết khác để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh hộ gia đình. Hy vọng bạn có thể áp dụng được những kiến thức này vào trong việc kinh doanh của mình.