Sư tử là động vật thuộc họ nhà Mèo nhưng lại có kích thước vô cùng to lớn. Chúng được mệnh danh là chúa tể sơn lâm, khiến nhiều loài trong rừng phải khiếp sợ sau mỗi tiếng gầm. Đặc biệt loài vật này còn được vinh dự trở thành biểu tượng của đất nước Singapore. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến tập tính bảo vệ lãnh thổ của sư tử. Cùng đón đọc bạn nhé!
Tập tính bảo vệ lãnh thổ của sư tử là gì?
Không chỉ sư tử mà đa số các loài động vật đều có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình. Lãnh thổ động vật là một thuật ngữ sinh học dùng để chỉ các khu vực hoặc phạm vi kiểm soát của một cá thể hoặc bầy đàn động vật. Khi có sự xâm nhập từ bên ngoài tới khu vực thuộc địa phận kiểm soát, chúng sẽ có sự tấn công quyết liệt và mạnh mẽ.
Những phương pháp đánh dấu lãnh thổ chủ yếu như mùi hương, tiếng ồn, tiếng hú, gầm. Nhằm khiến đối phương nhận thấy sự hiện diện của mình trên lãnh thổ. Mục đích của việc hình thành lãnh thổ riêng chính là để tiếp cận nguồn thức ăn, nơi làm tổ hoặc địa điểm giao phối.
Tương tự như những loài động vật khác, tập tính bảo vệ lãnh thổ của sư tử cũng được biểu hiện khá rõ rệt. Là một loài động vật thuộc lớp Thú, do đó cách bảo vệ khu vực lãnh thổ của sư tử chính là dùng nước tiểu để đánh dấu. Khi có những kẻ xâm phạm xuất hiện, chúng sẽ chiến đấu một cách quyết liệt. Do đó trong mỗi vùng lãnh thổ riêng biệt, sẽ có một con đầu đàn chỉ huy các cuộc chiến. Ngoài ra sư tử cũng sử dụng âm thanh vang xa là tiếng gầm, rú của mình như một tín hiệu cảnh báo ghê rợn, khiến nhiều loài động vật khác phải khiếp sợ.
Nhu cầu bảo vệ lãnh thổ của động vật còn thể hiện tập tính phòng vệ sâu sắc. Thông thường sư tử chỉ chọn sống tại một khu vực hoặc khoảng không gian trong một thời gian nhất định. Sau đó di chuyển nhanh chóng nếu nhận thấy có sự tấn công thường xuyên. Việc xảy ra giao tranh khi có sự xâm nhập chỉ thể hiện sự phòng vệ an toàn của chúng. Tránh những tổn hại đối với nguồn thức ăn và bầy đàn.
Có thể nhận thấy tập tính bảo vệ lãnh thổ của sư tử được bộc lộ khá rõ ràng thông qua những chi tiết đánh dấu lãnh thổ và khả năng sẵn sàng chiến đấu khi có nguy hiểm đe dọa. Tập tính này cũng đặc trưng cho các loài động vật có kích thước lớn như hổ hoặc sói,…
Bật mí những thông tin thú vị về sư tử
Hiện nay trên thế giới số lượng sư tử còn lại khá ít, theo sách đỏ IUCN đây là loài vật nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chúng thường tập trung tại những khu vực thảo nguyên nơi có những trảng cỏ rộng lớn thuộc địa phận châu Phi và một phần châu Á.
Từ đầu những năm 1990, quần thể sư tử có sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này chính là sự xung đột với con người và quá trình thay đổi điều kiện sống nhanh chóng.
Tuổi thọ trung bình của một con sư tử khi được sống trong tự nhiên là từ 10 đến 14 năm. Với điều kiện nuôi nhốt, có thể sống tới 20 năm nhờ điều kiện chăm sóc tốt. Tuy nhiên tuổi thọ của sư tử đực thường ít hơn sư tử cái, do thường xảy ra các cuộc giao tranh giành bạn tình hoặc nguồn thức ăn giữa các cá thể.
Một số đặc điểm về hình dạng nổi bật của sư tử như: cơ bắp chắc nịch, đầu ngắn, tai tròn và phần bờm có kích thước lớn (ngoại trừ sư tử cái). Lông sư tử thường có màu sáng, chủ yếu là xám bạc, nâu đỏ hoặc đậm. Khi mới sinh ra, trên cơ thể chúng sẽ xuất hiện những đốm đen nhỏ và sẽ mất dần khi đến giai đoạn trưởng thành.
Đặc biệt sư tử được biết đến là một thành viên của họ nhà Mèo nhưng lại sở hình thái lưỡng cực tình dục một cách rõ ràng. Kích thước lớn với chiều dài từ 140 đến 298 cm, cân nặng khủng có thể đạt 190kg.
Sư từ dành khoảng 20 giờ mỗi ngày để nghỉ ngơi và chỉ săn mồi vào thời điểm bình minh và sau hoàng hôn. Do đó khả năng nhìn trong bóng tối vô cùng tốt, kết hợp với sự di chuyển linh hoạt, chúng có thể nhanh chóng bắt được con mồi. Ngoài ra chúng sẽ dành thời gian để thực hiện các hoạt động khác như tắm rửa, vệ sinh hoặc giao phối,…
Hy vọng những thông tin hữu ích được bật mí trên đây về tập tính bảo vệ lãnh thổ của sư tử sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về loài vật này. Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật đang nằm trong sách đỏ hiện nay. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn môi trường sống tự nhiên để giảm thiểu khả năng tuyệt chủng của các loài động vật quý hiếm.